Cô Nguyệt ngoại cảm: “Về hỏi ông nội trên 65 tuổi của các bạn xem còn giữ bằng cấp 3 không mà đòi thầy Quang có bằng”

Cô Nguyệt ngoại cảm: “Về hỏi ông nội trên 65 tuổi của các bạn xem còn giữ bằng cấp 3 không mà đòi thầy Quang có bằng”

Cô Nguyệt ngoại cảm: “Về hỏi ông nội trên 65 tuổi của các bạn xem còn giữ bằng cấp 3 không mà đòi thầy Quang có bằng”

“Cô Nguyệt ngoại cảm giúp người” đệ tự ruột thầy Quang lên tiếng sau nghi án Thích Chân Quang không có bằng cấp 3 nhưng vẫn có bằng Tiến sĩ.

Việc xác minh văn bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang), 65 tuổi, được Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ do trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho ông Việt, một số người nghi ngờ tính chân thật bằng tốt nghiệp cấp 3 của người này. Ông Việt được cho đã thi cấp 3 bổ túc văn hóa (hệ tại chức) tại hội đồng trường Trung Nhất, quận Phú Nhuận (TP HCM), vào ngày 6/6/1989.

Tuy nhiên qua rà soát, ông Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi điểm kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Ông cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 tại thành phố.

Thêm một vị đệ tử của thầy Quang lên tiếng bảo vệ thầy với lý do hết sức ngớ ngẩn

Bằng tiến sĩ của ông Việt (bảo vệ ngày 9/12/2021, cấp ngày 17/3/2022) cũng được cho chưa đủ thời gian học theo quy định. Cụ thể, ông lấy bằng tiến sĩ khi mới tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019 do Đại học luật Hà Nội cấp, tức chỉ cách hai năm. Trong khi theo quy định, điều kiện được làm tiến sĩ phải là thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành phù hợp, thời gian học 3-4 năm.

Trường Đại học Luật Hà Nội sau đó báo cáo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định việc cấp bằng tiến sĩ cho ông Việt trong thời gian hai năm ba tháng là tuân thủ quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng quyết định của trường. Theo trường này, trước khi lấy bằng cử nhân luật, ông Việt còn tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội) năm 2001, ngành tiếng Anh.

Trước đó, cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý kiến gửi tới Bộ Nội về việc thời gian gần đây trên không gian mạng xuất hiện nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng dân cư.

Theo cử tri, việc làm nêu trên diễn ra thường xuyên, kéo dài nhưng chưa có thông tin cơ quan nào làm việc, nhắc nhở hay xử lý. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo cũng không lên tiếng hoặc công khai đính chính có hay không việc các tu sĩ thuyết pháp trái với pháp luật Nhà nước và giáo lý nhà Phật.

“Từ đó, gây tâm lý hoang mang trong người dân và có thể xảy ra xung đột giữa các tôn giáo và các tín đồ. Đề nghị cần có giải pháp quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp trên”- cử tri gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ.

Trả lời cử tri về vấn đề này, Bộ Nội vụ cho biết đã nhận được ý kiến phản ánh của công dân về việc một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo có thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý Phật giáo gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng dân cư.

Bộ Nội vụ đề cập về việc Thượng toạ Thích Chân Quang bị kỷ luật- Ảnh 1.

Thượng tọa Thích Chân Quang

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Nội vụ đã giao Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc với Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm tra, xác minh, làm rõ các trường hợp phát ngôn, thuyết giảng của chức sắc Phật giáo lan truyền trên các trang mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam, đồng thời xử lý nghiêm đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành Phật giáo vi phạm một trong các nội dung nêu trên.

Điển hình như vụ việc của Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đại đức Thích Nhuận Đức, thuộc Tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Đối với các vụ việc này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có hình thức kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại chùa Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.

Đồng thời, thu hồi tất cả các Phái Quy y Tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới không đúng với giới luật ngũ giới do Đức Phật chế trong giới luật Phật giáo, gỡ bỏ tất cả bài giảng có nội dung gây hoang mang dư luận, chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật Quang tại các tỉnh, thành phố.

Cùng với đó, không đưa các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang lên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian Thượng tọa Thích Chân Quang nhập thất sám hối tại Chùa Phật Quang.


Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *