Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên bố ‘không có trách nhiệm”

Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên bố ‘không có trách nhiệm”

Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên bố ‘không có trách nhiệm”

Trước vụ việc liên quan đến thông tin ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) chưa có bằng cấp 3, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng.

Ngày 13/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở GDĐT TP. HCM. Ông Việt cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 của Sở GDĐT TP.HCM.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 14/8, trao đổi với PV Dân Việt, Hòa thượng Thích Gia Quang – Trưởng ban Thông tin truyền thông kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, việc nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng toạ Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả liên quan đến vấn đề giáo dục. Việc học thêm hay bằng cấp ngoài trung cấp Phật học là do nhu cầu mỗi người, hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam không đề cập, bắt buộc.

“Việc này thuộc về mảng giáo dục do Bộ GDĐT làm việc. Phía Giáo hội không nắm được”, Hòa thượng Thích Gia Quang nói và không chia sẻ gì thêm.

Nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng toạ Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả: Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì? - Ảnh 2.

Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 của ông Thích Chân Quang được lan truyền mạng xã hội.

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định, bằng cấp duy nhất yêu cầu đối với nhà sư là trung cấp Phật học, được sử dụng để bổ nhiệm trụ trì chùa. Các cấp bậc trong Phật giáo như Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng là những tôn xưng do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với vị tu sĩ Phật giáo trí tuệ, đức độ. Cấp bậc này dựa vào tuổi đời và tuổi đạo, ví dụ Thượng tọa là nhà sư 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 13/8, Bộ GDĐT bước đầu xác minh nghi vấn về giá trị tấm bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ vẫn tiếp tục phối hợp với cơ quan an ninh để điều tra làm rõ nhiều thông tin quan trọng khác.

Cụ thể theo Bộ GDĐT, đơn vị này sẽ phối hợp với cơ quan an ninh và các đơn vị chức năng xác minh đây có đúng văn bằng của ông Vương Tấn Việt với các thông tin như vậy hay không.

Thứ hai, nếu thông tin văn bằng nói trên không trùng với thông tin văn bằng do ông Vương Tấn Việt sở hữu, cần tiếp tục làm rõ theo các kênh khác.

Cũng theo Bộ GDĐT, dư luận đang căn cứ vào văn bản của Sở GDĐT TPHCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ, cho rằng ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa, hoặc chưa tốt nghiệp cấp ba. Tuy nhiên, điểm trọng yếu cần làm rõ, liệu thông tin văn bằng Sở GDĐT TPHCM đã xác minh, có đúng thông tin trên văn bằng của ông Vương Tấn Việt sở hữu hay không.

Bộ GD&ĐT đã có thông tin và văn bản trả lời của Sở GDĐT TPHCM, cũng như đã kiểm tra trên hồ sơ tại kho lưu trữ của Bộ GDĐT từ cách đây hơn một tháng, với các thông tin ban đầu: Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa năm 1989 của Sở GDĐT TPHCM.

Ông Vương Tấn Việt thời gian qua gây xôn xao khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Luật Hà Nội với khoảng thời gian 2 năm 3 tháng.

Nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng toạ Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả: Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì? - Ảnh 1.

Thượng tọa Thích Chân Quang. Ảnh: Giáo hội phật giáo Việt Nam

Phía Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GDĐT, và quyết định của nhà trường.

Phía Bộ GDĐT đã có công văn yêu cầu các đơn vị có liên quan báo cáo nội dung liên quan tới quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt.

Ngoài bằng cấp bị nghi ngờ, hồi tháng 6, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang bị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm. Nguyên nhân được xác định một số nội dung thuyết giảng về giáo lý nhân quả của ông không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội, làm suy giảm niềm tin Phật pháp và ảnh hưởng uy tín Giáo hội.

Theo khoản 3, điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDDT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định: “Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ”.

 


Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *